Bật mí kinh nghiệm chọn kính cận trẻ em cho cha mẹ

Hiện nay, tình trạng mắc tật khúc xạ đang dần trẻ hoá với số lượng trẻ em cận thị ngày càng tăng do nhiều nguyên nhân kể cả khách quan và chủ quan. Bài viết này của BoLiGlasses sẽ bật mí kinh nghiệm chọn kính cận trẻ em cho cha mẹ.

Kiểm tra thị lực cho trẻ

Làm sao để phát hiện trẻ có đang bị cận thị, cách tốt nhất vẫn là thường xuyên kiểm tra thị lực cho trẻ định kỳ 6 tháng/ một lần. Ngoài ra, nếu trẻ có các biểu hiện như nheo mắt khi nhìn, ngồi sát xem ti vi, đưa sách báo gần mặt khi đọ,… thì bạn cũng nên đưa trẻ đi kiểm tra.

Trẻ em thường không nhận thức được việc mình có bị cận hay không, chính vì thế bố mẹ phải thường xuyên quan sát và hỏi thăm tình trạng của con. Hãy hỏi xem bé có bị đau mắt, nhức mắt, chảy mặt hay nhìn xa không thấy hay không,… Đó có thể là những biểu hiện cho thấy trẻ đ bị cận và bạn cần đo mắt cho trẻ ngay.

Mắt Kính Cận Cho Trẻ Em
Kiểm tra thị lực cho trẻ để đeo kính kịp thời

Việc kiểm tra thị lực cho trẻ là giải pháp vừa ngăn chặn vừa phát hiện kịp thời các tật khúc xạ cũng như bệnh về mắt. Nếu kết quả kiểm tra thị lực bình thường, mắt trẻ sáng khoẻ bình thường thì bạn không cần lo lắng. Nhưng nếu kết quả kiểm tra thị lực phát hiện trẻ bị cận, bị loạn, bị viễn thị thì bạn sẽ kịp thời cắt kính cho bé, không bị tăng độ.

Kiểm tra thị lực cho trẻ tại những cơ sở uy tín, bên cạnh kiểm tra bằng bảng thị lực còn có các loại thiết bị hiện đại để đo mắt, sớm phát hiện các tật khúc xạ cũng như cho biết độ khúc xạ chính xác nhất.

Chính vì thế, phụ huynh nên chọn cho con em những địa chỉ trang bị đầy đủ thiết bị cùng đội ngũ chuyên môn để đảm bảo sự chuẩn xác. Sau đó, tuỳ vào độ cận mà chó thể chọn kính cận cho trẻ em theo tư vấn của đội ngũ chuyên môn.

Nguyên tắc chọn kính cận trẻ em

Làm thế nào để chọn kính cận trẻ em phù hợp cho con em của mình là điều nhiều phụ huynh quan tâm. Hãy tham khảo những nguyên tắc chọn mắt kính cận cho trẻ em sau nhé:

Gọng kính cận cho trẻ

Thông thường mũi trẻ em còn chưa phát triển một cách hoàn chỉnh. Chính vì thế, cầu kính – phần gọng ngay trên sống mũi, không nên chọn loại quá chật sẽ làm trẻ cảm thấy khó chịu. Ngược lại, cũng không nên chọn loại quá rộng vì dễ bị xê dịch, xệ xuống, tạo thói quen nhìn xuống không tốt cho trẻ.

Do vậy, khi chọn mua kính cận cho trẻ em đừng quên nhờ các người có chuyên môn kiểm tra xem phn cầu kính đã phù hợp với bé nhà bạn chưa nhé.

Bên cạnh phần cầu kính, bạn cũng nên chú ý phần bản lề vì trẻ em thường nghịch ngợm hay lấy kính ra gập ra gập vô nhiều lần, hoặc quên tháo kính khi đi ngủ nên bản lề linh hoạt, chắc chắn tránh các ốc vít bị rơi ra, hoặc lng lẻo.

Chất liệu kính cận cho bé

Sự lựa chọn an toàn mà phụ huynh nghĩ đến khi chọn mắt kính cận cho trẻ là chọn chất liệu gọng nhựa. Vì loại chất liệu này có màu sắc đa dạng, có thể tạo hình kiểu dáng đẹp mắt, ngộ nghĩnh khiến bé thích hơn, đồng thời nó cũng rất nhẹ và bền.

Tuy nhiên, với các loại gọng kính kim loại cao cấp được nhà sản xuất cải tiến đã có nhiều ưu điểm hơn như bền hơn, chắc chắn và cũng nhẹ hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc nếu da con em của mình bị nhạy cảm, dễ dị ứng thì nên tránh chất liệu hợp kim có chứa thành phần nickel.

Kiểu dáng kính cận cho trẻ

Ngoài ra, phụ huynh cũng lưu ý họn gọng kính sao cho phù hợp với khuôn mặt của trẻ. Chẳng hạn như, kính cận vuông hợp với mặt tròn, kính gọng tròn hợp với gương mặt góc cạnh…

kính cận trẻ em
Nhiều kiểu dáng kính cận phù hợp với gương mặt trẻ

Chọn kính kiểu dáng phù hợp giúp bé đeo kính trông đẹp hơn, dễ nhìn và không bị bài xích việc đeo kính do thấy xấu hay bị bạn bè trêu chọc. Cho nên, đừng chủ quan khi chọn kiểu dánh kính cận cho trẻ em nhé.

Mắt kính hay tròng kính

Chọn tròng kính cho kính cận trẻ em có thể nói là lựa chọn cần thiết nhất, ảnh hưởng đến rất lớn đến trẻ. Bởi vì tròng kính là bộ phần giúp cải thiện thị lực, giúp trẻ nhìn rõ hơn khi cận nhờ nguyên lý khúc xạ ánh sáng. Cho nên, chọn tròng kính tốt sẽ bảo vệ mắt trẻ tốt hơn, tránh việc tăng độ.

Bên cạnh đó, việc chọn tròng kính có những tính năng như hạn chế trầy xướt, chống bám bụi, chống bám hơi nước,… sẽ giúp trẻ sinh hoạt thoải mái, không bị vướng víu khó chịu khi đeo kính. Nhờ vậy, trẻ không lười đeo kính, đảm bảo đeo kính đúng như chỉ định của bác sĩ.

Bạn có thể chọn những tròng kính đa tính năng như kính chống tia UV để bảo vệ mắt trẻ khi tiếp xúc máy tính, điện thoại. Hoặc tròng kính chống tia cực tím, kính đổi màu để bé tham gia hoạt động ngoài trời nắng không bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, chất liệu tròng kính cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như chọn tròng thủy tinh  nặng, nên trẻ đeo dễ bị trượt xuống mũi. Thay vào đó bạn có thể chọn tròng plastic hoặc polycarbonate, hoặc các loại chất liệu tổng hợp cao cấp vừa bền, vừa nhẹ.

Các loại kính trẻ em

Kính cận cho trẻ em

Kính cận trẻ em là loại kính mắt với tròng kính trong suốt, được cắt đo phù hợp với độ cận của mắt bé, giúp bé cải thiện thị lực, nhìn rõ hơn khi đeo kính. Kính cận cho trẻ em chỉ nên đeo khi được kiểm tra thị lực và chỉ định đeo.

Ngày nay, kỹ thuật phát triển các loại kính cận trẻ em cũng có sự phát triển theo với nhiều tính năng, có cả loại ngăn chặn được tia tử ngoại UVA và UVB giúp bảo vệ mắt khi hoạt động ngoài trời.

Kính mát cho trẻ

 

kính mát cho trẻ
Kính mát trẻ em

Trong khi đó, kính mát trẻ em là loại kính để đeo ngoài trời, có chức năng chống tia nắng mặt trời. Thường có màu nâu, màu xám, màu đen,… để làm dịu mắt khi đeo ngoài trời. Bên cạnh đó, cũng có các loại kính mát thời trang với các màu sắc đa dạng như xanh, hồng, vàng,…

Kính mát là phụ kiện thời trang bạn nhỏ nào cũng có thể đeo, không cần phải đo thị lực và chỉ định của bác sĩ. Kính mát thời trang có nhiều kiểu dáng đẹp, màu sắc tha hồ cho bé lựa chọn, không cần phải đo cắt riêng như kính cận.

Kính bơi cho trẻ

Kính bơi là kính bảo vệ đôi mắt khi đi bơi, tránh cho nước chảy vào mắt khiến mắt bị đỏ, viêm,… Kính bơi còn giúp mắt nhìn rõ hơn trong nước. Kính bơi là phụ kiện tiện ích không thể thiếu cho trẻ khi đi tắm hồ bơi, đi biển, đi bơi,…

Kính khi đi bơi

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *